Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

Sự khác biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng

Sổ đỏ và sổ hồng là tên gọi người dân tự đặt dựa trên màu sắc của mỗi loại giấy, tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều nhầm lẫn xung quanh hai khái niệm này. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Sự khác biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng

button-tim-mua.svg

Sổ đỏ và sổ hồng là hai loại giấy tờ pháp lý quan trọng khi sở hữu hoặc mua, bán bất động sản. Nhưng sự khác biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng thì không phải ai cũng biết. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt hai loại sổ này.

Thực tế, nhiều người còn không biết rõ khái niệm sổ đỏ và sổ hồng là như nào. Trước khi nói đến sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng, chúng ta hãy cùng xem khái niệm của hai loại sổ này trước.

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ hay bìa đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho các khu vực ngoài đô thị (nông thôn), được quy định tại nghị định số 60-CP của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của tổng cục địa chính.

Các loại đất được cấp sổ đỏ: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất làm nhà ở thuộc nông thôn. Hình thức bên ngoài sổ có màu đỏ đậm, do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho sử dụng.

Sổ đỏ là một loại giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Ngoài ra, đa phần sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình, nên khi chuyển nhượng hoặc thực hiện các giao dịch dân sự nói chung liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải có chữ ký của tất cả các thành viên đủ 18 tuổi trở lên có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình. Trong khi đó, đối với sổ hồng thì chuyển nhượng, giao dịch cần chữ ký của người hoặc những người đứng tên trên giấy chứng nhận.

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do Bộ xây dựng ban hành trong đó ghi rõ sở hữu nhà ở như thế nào, sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung, được cấp cho nhà riêng đất hoặc nhà chung đất như nhà chung cư. Sổ hồng có tên gọi tắt là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cùng quyền sở hữu đất ở.

Trên sổ hồng thể hiện đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, diện tích, loại đất, thời hạn sử dụng) và quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, số tầng kết cấu nhà, diện tích sử dụng chung, riêng).

Một số điểm phân biệt sổ đỏ và sổ hồng

Về cơ quan ban hành: Sổ hồng do Bộ xây dựng ban hành, còn Sổ đỏ do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành.

Về đặc điểm nhận diện:

  • Sổ hồng có màu hồng, bên ngoài trang đầu tiên ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất”.
  • Sổ đỏ có bìa ngoài màu đỏ, trang đầu tiên có dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Về ý nghĩa:

  • Sổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn) được cung cấp cho chủ sở hữu theo quy định (Nghị định số 60-CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất tại đô thị). Trong trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Trong trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sở hữu đất ở thì cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở” (theo Điều 11 luật nhà ở 2005).
  • Sổ đỏ là tên gọi của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp cho người sử dụng đất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (theo khoản 20 Điều 4 luật đất đai 2003).

Sổ đỏ và sổ hồng có giá trị pháp lý như nhau.

Tuy nhiên, ngày 10/12/2009, theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định, thống nhất hai loại giấy nêu trên thành một loại giấy chung có tên gọi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.

Tại Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định là loại giấy cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Trong khi đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản liên quan khác gắn liền với đất.

Trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10/12/2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định.

Nhìn chung, hiện nay cả hai loại sổ này đều được lưu hành và có giá trị pháp lý như nhau nên bạn cũng không cần phân biệt quá rạch ròi giữa 2 khái niệm này.

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ của YouHomes về sự khác nhau của sổ đỏ và sổ hồng, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.

Thùy Dung

button-tim-mua.svg

  • Đánh giá:
  • (4 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam