Vay bạc tỷ mua nhà đến khi trả hết nợ cũng không còn sức hưởng thụ
Quyết mua chung cư 2,5 tỷ dù chỉ có 800 triệu đồng, gần chục năm nay, tiền trả nợ đều chiếm phần lớn ngân sách chi tiêu hàng tháng của gia đình chị Nhã.
Dưới đây là câu chuyện mua nhà quá tầm tay, sống “lay lắt” khi nhịn chi tiêu để trả nợ của chị Nhã:
Sau khi kết hôn năm 2009, dồn được 800 triệu đồng cả tiền mừng cưới, tiền tích lũy và của bố mẹ hai bên cho, vợ chồng tôi thống nhất phải mua một căn hộ tốt để ra ở riêng. Nghĩ là làm, chúng tôi đã đi khắp Hà Nội để xem các căn hộ, cả đang xây cũng như đã có người ở. Nếu không muốn vay nợ một khoản lớn, chúng tôi có thể mua căn hộ giá khoảng 600 triệu ở vùng ven. Tuy nhiên, việc đi lại sẽ rất khó khăn vì nhà xa chỗ làm, phải mất cả tiếng đồng hồ mới tới nơi nếu đi vào giờ cao điểm. Suy đi tính lại, vợ chồng tôi quyết định mua một căn chung cư ở quận Cầu Giấy, giá 2,5 tỷ đồng. Biết là quá khả năng nhưng chúng tôi lại rất ưng căn nhà này, vị trí vừa gần trung tâm, thuận tiện đi làm, xung quanh lại có rất nhiều chợ, trường học, dịch vụ tiện ích…
Lỡ mua ngôi nhà “quá tay” khiến nhiều người rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Ảnh minh họa
Cái giá cho việc “an cư lạc nghiệp” không chỉ dừng lại ở mức 2.5 tỷ, vợ chồng tôi dự tính cần 100 triệu nữa để sắm sửa đồ đạc và sửa sang căn hộ theo ý muốn của mình. Trừ đi 800 triệu sẵn có, tính ra ngân sách bị âm 1.8 tỷ. Tôi vay của người quen 800 triệu. Chỗ thân tình nên anh này không lấy lãi, nhưng thỏa thuận mỗi tháng tôi sẽ trả góp 5 triệu đồng, dự kiến 13 năm sẽ hết nợ. 1 tỷ còn lại tôi vay ngân hàng trong thời hạn 25 năm, mỗi tháng phải trả khoảng 4 triệu tiền gốc và 6 triệu tiền lãi. Tổng cộng, để được sống trong căn nhà 2.5 tỷ, mỗi tháng vợ chồng tôi lại quay cuồng mệt mỏi khi mở mắt ra là nhớ đến món nợ 15 triệu đồng.
Vợ chồng tôi đều đi làm công ăn lương, thu nhập mỗi tháng khoảng 25 triệu đồng. Trừ đi khoản nợ và phí sinh hoạt thiết yếu, tiền lo học hành cho con thì gần như cạn kiệt, nhiều tháng thiếu hụt lại phải vay thêm. Sợ tiêu hoang nên chúng tôi còn lập bảng exel thống kê những thứ đã mua, cắt giảm chi tiêu và chỉ dùng tiền khi thực sự cần thiết. Các khoản vui chơi giải trí gần như loại bỏ, cả nhà nói không với du lịch, nghỉ dưỡng, chỉ cho con tham gia khi cơ quan chồng hay vợ tổ chức.
Áp lực trả nợ khiến vợ chồng tôi rất bí bách và khó chịu, tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lời qua tiếng lại hơn. Mỗi lần có việc phát sinh, chúng tôi lại phả lao đao cấu véo từng đồng vì không có khoản dự phòng khẩn cấp.
Xem thêm: Mua nhà Hà Nội: Vợ chồng ngủ dưới sàn nhà suốt 6 năm
Sống chắt bóp như vậy gần 10 năm nay, tiền nợ tuy sắp trả xong nhưng thực lòng cả tôi và chồng đều rất hối hận, nuối tiếc. Những tưởng vui mừng vì mua được căn hộ ưng ý, nhưng nhiều năm qua, vợ chồng tôi ở đó chỉ có cãi vã, tính toán chi ly từng đồng. Gia đình trẻ đáng lẽ phải hạnh phúc với những chuyến đi, kỷ niệm quây quần, thì vợ chồng tôi chỉ biết làm và kiếm tiền, gần như không còn thời gian dành cho con cái.
Nếu ngay từ đầu lường trước được điều đó, có lẽ chúng tôi đã không mua một căn hộ quá tay, quyết định sáng suốt hơn thay vì “thích là nhích”. Nhưng có lẽ cũng đã muộn để vợ chồng tôi sửa sai và thay đổi cuộc sống ngột ngạt hiện tại.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
2,4 tỷ đồng mua chung cư hay nhà đất?
Cùng một vị trí và mức giá tương đồng, môi trường sống và giá cho thuê chung cư sẽ tốt hơn nhà đất, theo chuyên gia. - VnExpressSo sánh 2 tỷ nên mua chung cư hay nhà đất ?
Ngân sách eo hẹp 2 tỷ nên mua chung cư hay nhà đất? Giải đáp thắc mắc này phải dựa vào nhu cầu của chính bạn. Hãy để YouHomes tư vấn...Nên mua chung cư hay nhà riêng?
Chung cư hay nhà đất đều có những lợi ích khác nhau. Phải căn cứ vào những yếu tố lợi ích cũng như bất cập của nó để đưa ra được quyết định nên mua nhà hay chung cư.Mua nhà chung cư tại Hà Nội: Có nên mua qua trung gian?
Khi tìm mua nhà chung cư tại Hà Nội có nên tìm đến một đơn vị trung gian hay tự mình tìm kiếm căn hộ? Đâu sẽ là cách bạn nên lựa chon?
BÌNH LUẬN