Xem xét kỷ luật lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa do sai phạm trong việc quản lý đất đai
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa buông lỏng quản lý các dự án “đất vàng” ,giao thầu cho các doanh nghiệp mà không đấu thầu đất theo quy định pháp luật, hàng loạt dự án gây thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước
Mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Ban Bí thư xem xét thi hành kỷ luật một số lãnh đạo, cựu lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa do các sai phạm liên quan đến quản lý đất, dự án đầu tư làm thất thoát tài sản và ngân sách nhà nước.
Sai phạm nghiêm trọng, làm thất thoát lớn
Theo đó, UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa các nhiệm kỳ 2010 – 2015, 2015 – 2020, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Khánh Hòa các nhiệm kỳ 2011 – 2016, 2016 – 2021 và ông Nguyễn Chiến Thắng - cựu phó bí thư Tỉnh ủy, cựu chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Đức Vinh - phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và ông Đào Công Thiên - Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.Trước đó, kết luận từ kỳ họp 38 ngày 23/8 của UBKT Trung ương, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã để xảy ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, vi phạm các quy định về giao đất, cho thuê đất, giao rừng, cho thuê rừng, đấu thầu, đầu tư, quy hoạch kiến trúc, xây dựng, tài chính, thuế,… gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát rất lớn tài sản và ngân sách nhà nước. Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ, một trong những vi phạm lớn của Khánh Hòa là các dự án được chỉ định đầu tư và các dự án BT (xây dựng - chuyển giao), đổi đất lấy công trình hạ tầng nhưng không đấu thầu, đấu giá đất theo quy định pháp luật.Như việc UBND tỉnh Khánh Hòa giao 62ha đất sân bay Nha Trang cho Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện dự án khu Trung tâm đô thị, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang vào tháng 10/2016 do ông Đào Công Thiên ký quyết định.
Đến tháng 11/2017, tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Phúc Sơn thực hiện ba dự án BT gồm: dự án nút giao thông Ngọc Hội; dự án đường vành đai kết nối nút giao thông Ngọc Hội và dự án nút giao thông kết nối khu sân bay Nha Trang nhưng không qua đấu thầu.Ba dự án BT có tổng mức đầu tư 3.562 tỉ đồng. Đổi lại, tỉnh Khánh Hòa sẽ giao 20ha đất sân bay Nha Trang cho Công ty Phúc Sơn để làm vốn đối ứng với giá “tạm tính” là 3.261 tỉ đồng.Đến ngày 1/2/2018, UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định điều chỉnh, bổ sung giao toàn bộ diện tích hơn 62ha sân bay Nha Trang cho Công ty Phúc Sơn để quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng đất để thực hiện dự án khu Trung tâm đô thị, dịch vụ, tài chính du lịch Nha Trang với quy mô 1.300 lô đất ở và hàng trăm lô biệt thự đơn lập.Theo Sở Xây dựng Khánh Hòa, cả ba dự án BT của Công ty Phúc Sơn đều chậm tiến độ nhưng tại sân bay Nha Trang, phần đất làm dự án đã được Công ty Phúc Sơn phân lô, bán nền rất nhiều.
“Đất vàng” được đổi với “giá bèo”
Một dự án BT đình đám khác mà báo chí phản ánh rất nhiều là Khu phức hợp thương mại, dịch vụ, y tế, văn phòng khách sạn, nhà ở chung cư Nha Trang Center 2 (nay đổi tên thành Dự án Gold Coast) tại số 1 Trần Hưng Đạo với diện tích gần 7.400m2. Dự án này do ông Nguyễn Chiến Thắng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, ký cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 30/6/2015, cho Công ty cổ phần Thanh Yến.
Có thể quan tâm
Đây là khu đất đặt trụ sở Trường Chính trị cũ với vị trí đắc địa, đối diện tỉnh ủy, có hai mặt tiền đường lớn là Lý Tự Trọng và Trần Hưng Đạo, cách biển Nha Trang khoảng 100m.Đến tháng 2/2016, UBND tỉnh Khánh Hòa chính thức giao đất cho Công ty cổ phần Thanh Yến với 4.440m2 đất ở và gần 2.950 m2 đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Vào tháng 7/2016 UBND tỉnh Khánh Hòa có các quyết định phê duyệt giá khu "đất vàng" đã giao cho Công ty cổ phần Thanh Yến. Theo đó, giá đất ở lâu dài (hơn 2.500m2) chỉ tính chưa tới 22,5 triệu đồng/m2. Toàn bộ diện tích còn lại là đất sản xuất kinh doanh chỉ tính giá hơn 7,8 triệu đồng/m2. Công ty cổ phần Thanh Yến phải trả khoảng 123 tỉ đồng để sử dụng gần 7.400 m2 cho vị trí "đất vàng” Trường Chính trị trong 50 năm. Trong khi đó giá trị đất ở tại thị trường TP. Nha Trang, tại các khu vực lân cận được bán với giá cả trăm triệu đồng/m2. Số tiền 123 tỉ đồng này được sử dụng để xây dựng Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa ở xã Phước Đồng (TP Nha Trang) theo hình thức BT.Bên cạnh đó, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng giao nhiều khu đất “hoàn vốn” cho Công ty cổ phần khách sạn Bến du thuyền trước khi ký kết thực hiện hai dự án BT gồm: dự án mở rộng, nâng cấp đường Mai Xuân Thưởng và dự án xây dựng ký túc xá mới cho Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa tại Bắc Hòn Ông. Cụ thể, tháng 9/2016, UBND tỉnh ký hợp đồng BT với Công ty cổ phần khách sạn Bến du thuyền làm dự án khu ký túc xá Trường Chính trị mới với 94 phòng.
Dự án có mức đầu tư 75 tỉ đồng, không tổ chức đấu thầu mà chỉ định luôn nhà đầu tư là Công ty Bến du thuyền. Đổi lại, Công ty Bến du thuyền được tỉnh Khánh Hòa hoàn vốn bằng 18.000m2 đất tại phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang để thực hiện khu C Dự án trung tâm bến du thuyền Hoàng Gia.Trước đó, tháng 12/2015, Công ty Bến du thuyền được tỉnh Khánh Hòa cho thuê không qua đấu giá hơn 47.000m2 đất tại phường Vĩnh Hòa để thực hiện dự án trung tâm bến du thuyền Hoàng Gia. Đến tháng 6/2017, UBND tỉnh dùng hơn 18.000 m2 đất trong diện tích đã giao cho thuê trước đây để hoàn vốn cho dự án BT ký túc xá Trường Chính trị tỉnh.Điều đáng nói, các khu đất này đều có vị trí đắc địa ở mặt tiền đường Phạm Văn Đồng và đường ven vịnh Nha Trang, được coi là “đất vàng” nhưng tỉnh định giá chỉ 4,7 - 9,8 triệu đồng/m2 đối với đất ở, trong khi giá đất khu vực này trên sàn giao dịch cùng thời điểm đó 80-150 triệu đồng/m2.Ngoài ra còn nhiều dự án được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp phép thực hiện khi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, sai quy hoạch, không phép xây dựng, chồng lấn đất rừng phòng hộ, làm biến dạng đồi núi, gây hậu quả sạt lở nghiêm trọng vào mùa mưa lũ, thất thoát tài nguyên.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN