Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

Những rủi ro khi mua nhà sổ chung công chứng vi bằng

Mọi giao dịch tài chính đều tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là khi mua bán nhà đất qua vi bằng, điều này khiến nhiều người e ngại.

Những rủi ro khi mua nhà sổ chung công chứng vi bằng

button-tim-mua.svg

Khoảng thời gian gần đây, mua nhà đất qua công chứng vi bằng ngày càng phổ biến. “Hình thức mua nhà này có đảm bảo pháp lý nhà đất hay có những rủi ro nào?”, để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc cùng YouHomes tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vi bằng là gì? Mua nhà công chứng vi bằng là gì?

“Vi bằng” là cụm từ được sử dụng nhiều trong mua bán nhà đất nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó.

Thế nào là vi bằng?

Vi bằng là biên bản do văn phòng Thừa Phát Lại tại địa phương cấp, ghi nhận: vào một ngày giờ, địa điểm, giữa các bên liên quan có cam kết một nội dung nào đó với nhau.

Trong trường hợp mua bán nhà, đất ở, văn phòng Thừa Phát Lại chỉ làm chứng việc giao nhận tiền giữa bên bán và bên mua. Trong vi bằng còn ghi rõ: “Các bên tham gia tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của văn bản giấy tờ liên quan”.

Giá trị pháp lý của vi bằng trong mua bán nhà đất?

Văn phòng Thừa Phát Lại cũng chỉ ghi nhận hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giấy tờ chứ không chứng thực việc mua bán. Vi bằng được hiểu đơn giản là một bằng chứng chứng minh có thỏa thuận, giao dịch giữa hai bên.

Vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận việc giao nhận tiền chứ không có cơ sở để chứng thực người mua có quyền sở hữu căn nhà.

Luật Đất Đai 2013 quy định việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất phải được lập thành văn bản (hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất). Có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Sau đó, phải tiến hành các thủ tục đăng ký trước bạ, sang tên cho bên mua tại Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện.

Vi bằng do Thừa Phát Lại lập chỉ có giá trị chứng cứ trước tòa án và các quan hệ pháp lý khác, dùng để chứng minh việc các bên đã giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất… làm cơ sở để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, hoàn thiện hợp đồng theo quy định của pháp luật, hoặc là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Điều này có nghĩa là vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận việc giao nhận tiền chứ không có cơ sở để chứng thực người mua có quyền sở hữu căn nhà.

Mua bán nhà qua công chứng vi bằng là khái niệm đúng hay sai?

Thừa Phát Lại không được Nhà nước trao quyền công chứng. Do đó bán nhà theo hình thức lập vi bằng công chứng Thừa Phát Lại là khái niệm sai. Cò đất tư vấn, phổ biến điều này là có hành vi lừa dối khách hàng.

Hiện nay một số người môi giới bất động sản (cò đất) sử dụng thuật ngữ “vi bằng công chứng Thừa Phát Lại“, “công chứng Thừa Phát Lại” để tư vấn cho khách hàng của mình.

Đó không phải là một thuật ngữ pháp lý. Đây là một cách dùng từ sai nhằm mục đích thuyết phục khách hàng rằng đã có sự đảm bảo về mặt pháp lý của giao dịch bất động sản mà họ tham gia.

Thừa Phát Lại chỉ được Nhà nước trao quyền để làm các công việc theo quy định của pháp luật về làm những công việc sau:

- Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
- Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa Phát Lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Xem thêm: Những rủi ro khi mua bán đất đai qua tay nhiều người

Những rủi ro khi mua nhà sổ chung qua vi bằng

Gia sử ông A có 3 căn nhà được xin giấy phép xây dựng trên cùng một mảnh đất. Cả 3 căn nhà đó đều có chung giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất dưới tên ông A.

Ông B thực hiện mua bán 1 trong số căn nhà của ông A. Do không có giấy tờ riêng của từng căn nhà nên hai bên cùng nhau ra văn phòng Thừa Phát Lại để lập vi bằng về việc mua bán căn nhà. Đó là việc mua nhà sổ chung qua vi bằng.

Những rủi ro tiềm ẩn khi mua nhà sổ chung vi bằng.

Trên thực tế, việc mua bán qua vi bằng này không đủ cơ sở pháp lý thay thế hợp đồng mua bán nhà, không là căn cứ chứng thực người mua được quyền sở hữu ngôi nhà dẫn đến nhiều rủi ro có thể kể đến như:

- Nhà ở là tài sản thế chấp tại ngân hàng

Một số trường hợp vẫn lập vi bằng chuyển nhượng nhà, đất trong khi đã thế chấp tài sản ở ngân hàng, cầm cố hoặc chuyển nhượng cho người khác (bằng giấy tay) dẫn đến phát sinh tranh chấp.

- Rủi ro, hạn chế trong việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng,...của chủ nhà mới

Vì không có giá trị pháp lý nên người mua sẽ không có quyền sử dụng đối với phần tài sản mà mình đã bỏ tiền ra mua. Do vậy, việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng nhà đều không được phép.

- Khó khăn trong các thủ tục pháp lý

Như đã nói thì giấy tờ mua bán nhà đất qua vi bằng không đủ điều kiện sang tên tài sản cho bên mua dẫn đến việc mảnh đất, ngôi nhà đó rất khó hoàn thiện các thủ tục pháp lý. Chưa kể đến trường hợp các giấy tờ bị làm giả, thiếu giấy tờ do qua tay quá nhiều người dẫn đến nhiều trường hợp tiền mất, tật mang.

Hơn nữa, việc mua bán qua vi bằng vô cùng rủi ro bởi thực hiện nhiều lần, qua nhiều người, chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa có pháp lý đầy đủ, chưa đúng quy định.

Vì vậy, khi mua bán nhà dù có lập vi bằng bạn vẫn cần lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng theo đúng quy định của nhà nước để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro sau này.

Xem Mẫu giấy biên nhận tiền mua bán đất mới nhất hiện nay 2020 TẠI ĐÂY

YouHomes hi vọng bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc và có thêm những kiến thức bổ ích.

Thanh Hằng

button-tim-mua.svg

  • Đánh giá:
  • (7 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam