Những rủi ro khi mua bán đất đai qua tay nhiều người
Mua bán nhà đất qua tay nhiều người luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy chúng ta nên có những hiểu biết cụ thể, các biện pháp hạn chế rủi ro, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho các bên tham gia.
Có tiền chưa chắc đã mua được nhà, mua được đất. Bởi lẽ trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển hiện nay, thì quá nhiều cơ hội cho người dân để mua nhà, nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại không ít những rủi ro pháp lý khi mua bán nhà, đất qua tay nhiều người khiến cho người dân tiền mất, tật mang, không được mua được nhà, đất và cũng không còn tiền.
Thực trạng mua bán nhà đất qua tay nhiều người, những rủi ro có thể xảy ra cùng những lưu ý giúp người dân hạn chế rủi ro, đảm bảo quá trình này được diễn ra một cách an toàn, theo đúng yêu cầu của pháp luật sẽ được YouHomes chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Thực trạng mua bán đất đai qua tay nhiều người hiện nay
Hiện nay, rất nhiều người mua bán nhà, đất qua văn bản viết tay, qua vi bằng. Hình thức này diễn ra phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu và lường trước được mức độ rủi ro của nó.
Mua bán đất đai qua tay nhiều người bằng giấy tờ tay
Mua bán nhà đất qua giấy tờ tay là cách gọi khác của hình thức mua bán do 2 bên tự lập, tự ký với nhau. Giấy tờ này không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và không đảm bảo tính pháp lý.
Dù không đảm bảo về pháp luật nhưng các giao dịch mua bán này vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Tại sao lại như vậy?
Nguyên nhân đó là:
- Giá bán rẻ hơn rất nhiều so với thị trường: Hầu hết các giao dịch thông qua viết tay đều có giá mềm hơn so với thị trường. Chính vì lợi ích kinh tế mà nhiều người đã liều lĩnh, sử dụng mua bán qua giấy tờ tay dù tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Do người mua quá chủ quan.
- Mua nhà đất do bị môi giới lừa đảo: Không phải ai cũng có hiểu biết về pháp lý, các kiến thức liên quan đến nhà đất dẫn đến tình trạng người dân bị môi giới lừa đảo.
Mua bán đất đai qua tay nhiều người bằng vi bằng
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác, còn văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật công chứng.
Theo Điều 28 Nghị định số 61 của Chính phủ, vi bằng do Thừa phát lại lập có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án hoặc là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vì vậy, mua bán nhà đất qua vi bằng chỉ dừng lại ở giá trị là chứng cứ nhưng chưa đủ điều kiện pháp lý để sang tên tài sản cho bên mua.
Thế nhưng trong các giao dịch mua bán đất, nhà, vi bằng vẫn thường xuyên xuất hiện mới mục đích khiến người mua tin tưởng hơn vào người bán, hiểu lầm rằng chỉ cần có vi bằng là đã hoàn tất quá trình mua bán hợp pháp.
Những rủi ro khi mua bán đất đai qua tay nhiều người
Mọi giao dịch tài chính đều tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là khi mua bán nhà đất qua tay nhiều người qua giấy tờ viết tay, qua vi bằng.
- Đất ở là tài sản thế chấp tại ngân hàng
Trường hợp này, đất ở thuộc diện chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên sau khi bán đất cho nhiều người mua, thì người đứng tên trên "sổ đỏ chung" mang đi thế chấp tại ngân hàng, trong trường hợp người này không có khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ siết nợ những mảnh đất trên. Như vậy, những người mua đất bị mất trắng tài sản.
- Một mảnh đất bán cho nhiều người
Hiện tại, các Thừa phát lại rất “dễ tính”, chỉ cần bản photo giấy tờ đất thì họ sẵn sàng lập vi bằng để thu phí. Bởi vậy, người ta photo giấy tờ đất ra thành nhiều bản rồi bán cho nhiều người khác nhau và ôm tiền cao chạy xa bay. Cuối cùng, nhiều người mua lại đi tranh chấp 1 miếng đất.
- Khó khăn trong các thủ tục pháp lý
Như đã nói thì giấy tờ mua bán nhà đất viết tay hay vi bằng đều không đủ điều kiện sang tên tài sản cho bên mua dẫn đến việc mảnh đất, ngôi nhà đó rất khó hoàn thiện các thủ tục pháp lý. Chưa kể đến trường hợp các giấy tờ bị làm giả, thiếu giấy tờ do qua tay quá nhiều người dẫn đến nhiều trường hợp tiền mất, tật mang.
Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra, phân biệt sổ đỏ thật - giả
Những lưu ý trong giao dịch mua bán đất đai qua tay nhiều người
Để giảm thiểu , hạn chế một cách tối đa những rủi ro khi mua bán nhà đất qua tay nhiều người cần lưu ý những điểm sau:
- Cần xác minh thông tin của bên chuyển nhượng (hay bên bán)
Việc xác minh thông tin này rất quan trọng bởi nếu không xác minh được người có quyền sử dụng mảnh đất đó thì không thể xác định được chủ thể có quyền tham gia giao dịch theo pháp luật quy định. Nhiều trường hợp bên mua dễ bị lừa khi không tìm hiểu kỹ thông tin của chủ mảnh đất đó là tài sản chung hay riêng.
- Người mua nhà đất cần lưu ý mua bất động sản đã có sổ đỏ để tránh xảy ra tranh chấp cũng như đảm bảo quyền lợi nếu như bị Nhà nước thu hồi sau này
Những mảnh đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người mua nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao chưa được hợp thức hóa. Mảnh đất này có được sử dụng đúng mục đích hay không?
- Xác minh thông tin về khu đất như mảnh đất này có thuộc diện quy hoạch hay không?
Người mua có thể tìm hiểu thông tin qua UBND xã, huyện hoặc phòng tài nguyên môi trường nơi mảnh đất tọa lạc. Người mua nên mua bán trực tiếp với người bán không nên thông qua trung gian bởi nếu tranh chấp xảy sẽ dễ phát sinh việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các bên.
- Vấn đề thỏa thuận đặt cọc
Những loại hình mua bán tài sản giá trị lớn như bất động sản thì vấn đề đặt cọc luôn cần cẩn trọng. Bên bán sẽ yêu cầu bên mua đặt cọc để tạo niềm tin tuy nhiên người mua cần lưu ý đặt cọc nên lập văn bản, có công chứng hoặc người làm chứng.
- Việc mua bán phải được thành lập văn bản và công chứng
Việc làm này rất quan trọng cho bất kỳ mối quan hệ mua bán nhà đất nào. Do vậy người mua nên lưu ý lập văn bản cho hợp đồng mua bán và công chứng là việc bắt buộc để đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng.
Để tránh rơi vào trường hợp xấu này, bạn nên tìm hiểu mua nhà hoặc đất ở tại các địa chỉ mua bán bất động sản uy tín. Với những thông tin được kiểm chứng chặt chẽ, chắc chắn bạn sẽ tránh được nhiều rủi ro hơn so với việc tin tưởng “cò” đất.
YouHomes hi vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm những kinh nghiệm để hạn chế rủi ro khi tham gia các giao dịch mua bán nhà đất.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
2,4 tỷ đồng mua chung cư hay nhà đất?
Cùng một vị trí và mức giá tương đồng, môi trường sống và giá cho thuê chung cư sẽ tốt hơn nhà đất, theo chuyên gia. - VnExpressSo sánh 2 tỷ nên mua chung cư hay nhà đất ?
Ngân sách eo hẹp 2 tỷ nên mua chung cư hay nhà đất? Giải đáp thắc mắc này phải dựa vào nhu cầu của chính bạn. Hãy để YouHomes tư vấn...Nên mua chung cư hay nhà riêng?
Chung cư hay nhà đất đều có những lợi ích khác nhau. Phải căn cứ vào những yếu tố lợi ích cũng như bất cập của nó để đưa ra được quyết định nên mua nhà hay chung cư.Mua nhà chung cư tại Hà Nội: Có nên mua qua trung gian?
Khi tìm mua nhà chung cư tại Hà Nội có nên tìm đến một đơn vị trung gian hay tự mình tìm kiếm căn hộ? Đâu sẽ là cách bạn nên lựa chon?
BÌNH LUẬN