Những lưu ý trước khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Trước khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất cần kiểm tra gì về tình trạng mảnh đất để tránh những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro sau này. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới dây.
Bỏ tiền đặt cọc khi chưa tìm hiểu kỹ ngôi nhà cũng như người bán đều có thể khiến bạn mất tiền mà không mua được nhà, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, cần tìm hiểu kĩ các thông tin cần thiết trước khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất để đảm bảo giao dịch diễn ra an toàn, hiệu quả.
Quy định của pháp luật về hợp đồng đặt cọc
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015.
Bên mua khi muốn mua mảnh đất nào đó sẽ cần tiến hành đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo bên có đất không bán cho người khác.
Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp vì chưa tìm hiểu kỹ về thông tin, tình trạng của bất động sản mà đã tiến hành đặt cọc và sau đó đổi ý đòi lại dẫn đến pháp sinh tranh chấp.
Bản chất khi đã tiến hành đặt cọc mà bên mua không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì khoản tiền cọc đó sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc. Còn trường hợp bên nhận đặt cọc không muốn thực hiện hợp đồng như đã cam kết khi đặt cọc thì phải trả lại số tiền cọc đã nhận và bồi thường số tiền tương đương số tiền đặt cọc cho bên đặt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015.
Đối với hợp đồng đặt cọc mua nhà đất thì không bắt buộc phải tiến hành thủ tục công chứng chứng thực. Vì vậy, trước khi tiến hành ký hợp đồng đặt cọc mua nhà đất, chúng ta phải kiểm tra kỹ lưỡng tránh trường hợp đổi ý và mất khoản tiền đã đặt cọc trong khi hợp đồng mua bán đất vì số tiền đặt cọc không phải là số tiền nhỏ.
Những lưu ý trước khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Đối với mua bán nhà đất, trước khi đặt cọc chúng ta cần phải kiểm tra những thông tin pháp lý về mảnh đất có ý định đặt cọc để tránh bị lừa đảo, tiền mất tật mang.
Kiểm tra thông tin quy hoạch của mảnh đất
Trước khi tiến hành mua bán đất, chúng ta cần phải tiến hành kiểm tra quy hoạch đối với mảnh đất mà chúng ta đang định mua. Xem mảnh đất này có nằm trong vùng quy hoạch dự án hay không?
Nếu đất đã có sổ đỏ thì thông tin quy hoạch thường sẽ được ghi trực tiếp tại phần ghi chú trong sổ, trong đó nêu rõ lô đất này đang trong diện quy hoạch gì. Người mua có thể xem xét quy hoạch đó có phù hợp với mình không để tiến hành thực hiện mua đất.
Kiểm tra thông tin về quyền sử dụng đất
Khi tiến hành mua nhà đất, một trong những cơ sở quan trọng nhất mà chúng ta phải kiểm tra đó là “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Đối với sổ đỏ, chúng ta cần chú ý tới những thông tin như:
- Chủ sử dụng đất là ai, đất này thuộc sở hữu cá nhân, sở hữu chung vợ chồng, của nhà nước cho thuê hay thuộc sở hữu của hộ gia đình.
- Diện tích sử dụng đất.
- Mục đích sử dụng đất là đất ở, đất trồng cây lâu năm,…
- Công trình gắn liền với đất,...
Những thay đổi có liên quan đến đất đai như các giao dịch thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có liên quan được ghi vào phần “những thay đổi sau khi được cấp giấy chứng nhận”.
Kiểm tra thông tin chủ sở hữu đất
Bên cạnh việc kiểm tra về đất, thông tin quy hoạch,… chúng ta cũng cần kiểm tra thông tin chủ sở hữu để biết ai là người có quyền định đoạt mảnh đất, có quyền tiến hành các giao dịch chuyển nhượng, mua bán,… Trường hợp đất thuộc sở hữu của vợ chồng hay hộ gia đình thì cần có sự đồng đồng ý của tất cả các thành viên vợ chồng, hộ gia đình mới có thể tiến hành các giao dịch liên quan đến đất.
Khi giao dịch chúng ta cần yêu cầu bên bán xuất trình giấy tờ tùy thân chứng minh chủ sở hữu đối với đất, văn bản ủy quyền hoặc đồng thuận của các thành viên nếu như bán đất của hộ gia đình.
Việc kiểm tra chủ sở hữu đất giúp tránh những tranh chấp sau này chẳng hạn như vợ đòi lại đất chồng tự ý bán hay các thành viên khác của gia đình đòi lại đất do người đại diện đứng tên sổ hồng tự ý bán mà chưa được đồng ý.
Một điểm cần lưu ý nữa là hiện nay rất phổ biến trường hợp lừa đảo dùng giấy tờ nhà giả hoặc giấy tờ nhà thật nhưng giấy tờ tùy thân chứng minh đây là chủ sở hữu là giả nhận đặt cọc cùng một lúc của nhiều người sau đó bỏ trốn. Vì vậy, trước khi tiến hành đặt cọc, mua bán nhà đất, cần kiểm tra một cách kĩ lưỡng, cẩn thận về thông tin chủ sở hữu đất.
Kiểm tra thông tin diện tích đất, công trình gắn liền với đất
Nhiều trường hợp diện tích đất được công nhận trên sổ đỏ thấp hơn so với thực tế do chủ đất lấn chiếm hoặc vì các lý do khác thì chúng ta nên xem xét kỹ lưỡng và nên yêu cầu chủ đất giải trình về sự chênh lệch số liệu thực tế với số liệu được ghi trên sổ đỏ. Cùng với đó là hiện trạng công trình thực tế khác với hiện trạng công trình được ghi trong sổ đỏ.
Ví dụ như trường hợp thực tế trên mảnh đất là một ngôi nhà 3 tầng trong khi đó trên sổ đỏ chỉ ghi công trình gắn liền với đất chỉ là căn nhà cấp 4. Như vậy, khi tiến hành xây dựng căn nhà mới thì chủ nhà đã không xin phép xây dựng và không tiến hành hoàn công, cập nhật biến động đất cho cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định của Luật Xây dựng 2014, xây nhà không hoàn công thì công trình sẽ không được cấp số nhà, không được cấp mới sổ đỏ cập nhật biến động theo quy định và không thể thực hiện các giao dịch liên quan đến mảnh đất đó.
Kiểm tra tình trạng pháp lý của căn nhà
Bên cạnh việc kiểm tra những thông tin về chủ sở hữu, diện tích, quy hoạch đất thì một điều cũng rất quan trọng nữa cần phải kiểm tra tình trạng pháp lý của mảnh đất.
Để kiểm tra chúng ta xem phần những thay đổi sau khi được cấp giấy chứng nhận được thể hiện ở phần cuối của sổ đỏ. Phần này thể hiện được thông tin rằng mảnh đất này có đang được thế chấp tại ngân hàng hay không hay là những thay đổi tình trạng của đất trong quá trình sử dụng để từ đó người mua biết được thực tế mảnh đất này đang có tình trạng như thế nào.
Có thể bạn muốn biết:
Cập nhật Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất mới nhất 2020
Kinh nghiệm trả tiền khi mua nhà đất cần biết để tránh rủi ro
Bên cạnh đó, đối với những loại tài sản hình thành trong tương lai thì trước khi đặt cọc mua bán nhà cần kiểm tra thông tin về dự án như chủ dự án là đơn vị nào, dự án này đã được phép mang ra để bán theo quy định của pháp luật hiện hành chưa.
Theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản thì đối với nhà ở hình thành trong tương lai ngoài những giấy phép đầu tư, thì dự án phải hoàn thành xong phần móng thì khi đó mới đủ điều kiện để đưa vào kinh doanh.
Trên đây là những lưu ý trước khi tiến hành đặt cọc mua nhà đất mà YouHomes tổng hợp được. Hi vọng bạn đọc đã có những thông tin bổ ích và quá trình đặt cọc cũng như mua bán nhà đất diễn ra an toàn, thuận lợi.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
2,4 tỷ đồng mua chung cư hay nhà đất?
Cùng một vị trí và mức giá tương đồng, môi trường sống và giá cho thuê chung cư sẽ tốt hơn nhà đất, theo chuyên gia. - VnExpressSo sánh 2 tỷ nên mua chung cư hay nhà đất ?
Ngân sách eo hẹp 2 tỷ nên mua chung cư hay nhà đất? Giải đáp thắc mắc này phải dựa vào nhu cầu của chính bạn. Hãy để YouHomes tư vấn...Nên mua chung cư hay nhà riêng?
Chung cư hay nhà đất đều có những lợi ích khác nhau. Phải căn cứ vào những yếu tố lợi ích cũng như bất cập của nó để đưa ra được quyết định nên mua nhà hay chung cư.Mua nhà chung cư tại Hà Nội: Có nên mua qua trung gian?
Khi tìm mua nhà chung cư tại Hà Nội có nên tìm đến một đơn vị trung gian hay tự mình tìm kiếm căn hộ? Đâu sẽ là cách bạn nên lựa chon?
BÌNH LUẬN