Vốn FDI tăng mạnh - Cơ hội cho ngành xây dựng phát triển bùng nổ trong năm tới
Những năm qua sự phát triển ổn định của nền kinh tế, dòng vốn đầu tư FDI tăng mạnh,…là yếu tố giúp ngành xây dựng cơ bản tại Việt Nam phát triển mạnh, và được dự báo là sẽ bùng nổ trong những năm tới.
Trong năm 2018 đánh dấu một cột mốc quan trọng cho thấy sự chuyển dịch không nhỏ của các dòng vốn FDI từ nước ngoài vào Việt Nam, đây cũng là một cơ hội cực kỳ quý báu cho ngành xây dựng có thể bùng nổ trong năm tới.
Sự dịch chuyển các tập đoàn lớn sang Việt Nam giúp vốn FDI tăng mạnh
Theo số liệu thống kê, cho thấy ngành xây dựng cơ bản đang ghi nhận mức vốn đầu tư tăng trưởng rất mạnh hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Những yếu tố đem lại sự tăng trưởng cho ngành xây dựng hạ tầng ở Việt Nam đó là năm 2019 kinh tế vĩ mô cơ bản tiếp tục ổn định, CPI tiếp tục duy trì ở mức thấp.
Tổng giá trị FDI tiếp tục tăng mạnh, nhất là thời gian qua cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung phần nào cũng có tác động đến dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Thống kế giá trị FDI tại Việt Nam trong năm 2019
Trong 9 tháng đầu năm, tổng giá trị FDI góp vốn mua cổ phần tăng đột biến. Vốn thực hiện FDI ước đạt 11,96 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Vốn mua cổ phần của nhà nhà đầu tư nước ngoài là 9,5 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2018.
Ngoài ra, Hồng Kong, Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản, Trung Quốc trở thành những nước có tổng số vốn đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam.
Theo các chuyên gia, Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn bao giờ hết nhờ các ưu đãi về thuế, chi phí lương nhân công thấp. Chính phủ Việt nam cũng ưu tiên đầu tư công trong lĩnh vực hạ tầng, các dự án xây dựng cao tốc, đường trên cao, công trình cầu cảnh, nhà máy lọc quá dầu, khu công nghiệp.
Các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn từ Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ việc dịch chuyển sản sản xuất qua Việt Nam thay vì Trung Quốc. Điều này sẽ giúp đẩy mạnh mảng xây dựng công nghiệp và tạo nhiều thuận lợi cho các nhà thầu trong lĩnh vực này. Lĩnh vực xây dựng hạ tầng cũng đang thu hút sự quan tâm lớn của Chính Phủ và cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo thông tin Tổng cục thống kê, trong quý III/2019, có 22,7% doanh nghiệp ngành xây dựng đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, 40,9% doanh nghiệp nhận định giữ ổn định và 36,4% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, nhiều doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu lớn đang niêm yết trên sàn chứng khoán như Coteccons (CTD) và Hòa Bình (HBC), Công ty cổ phần FECON (FCN), Công ty cổ phần LICOGI 14 (L14), Công ty CP LICOGI 16 (LCG)… cũng ghi nhận tỷ trọng tăng của mảng xây dựng công nghiệp trong cơ cấu doanh thu. Các công ty này có mức tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt và có nhiều tiềm năng phát triển trong giai đoạn 2020 – 2022.
Bài viết liên quan: Vốn FDI đang đổ vào phân khúc bất động sản nào?
Đặc biệt hơn khi mới đây Bộ Giao thông Vận tảira quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế và điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 8 dự án PPP thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Trong bối cảnh Việt Nam gia tăng đầu tư công nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, kết hợp đấu thầu sử dụng các nhà thầu trong nước. Các đơn vị thi công, tư vấn xây dựng hàng đầu Việt nam trên nhiều khả năng sẽ được hưởng lợi trong bối cảnh mới.
Mong rằng ngành xây dựng tại Việt Nam sẽ có nhiều bứt phá trong năm tới. Hãy cùng YouHomes theo dõi và cập nhật các thông tin mới về thị trường bạn nhé!
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Nhà đầu tư đã chấp nhận xuống tiền mua bất động sản, chu kỳ tăng trưởng mới bắt đầu?
Theo TS Nguyễn Văn Đính, các sản phẩm bất động sản trên 5 tỷ đồng, có mức giá đi ngang một thời gian sau giai đoạn cắt lỗ sâu vào đầu năm nay đã được nhà đầu tư "chấp nhận" xuống tiềnThị trường bất động sản đã thoát 'đáy'?
Thị trường bất động sản (BĐS) những tháng cuối năm dù có những tín hiệu tốt nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa gỡ vướng được về pháp lý, giao dịch hạn chế.Thị trường bất động sản sắp đón nhận nhiều tin vui mới?
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản thì nhiều quy hoạch quan trọng cũng đang được thẩm định, sắp phê duyệt.Nhà đầu tư có chờ “điểm trũng” tháng cô hồn để xuống tiền?
Cận kề tháng 7 âm lịch (còn gọi là tháng cô hồn), thị trường bất động sản liệu diễn biến “đảo chiều” khi tâm lý săn hàng thời điểm này có thể bật tăng?.
BÌNH LUẬN