Cấp giấy phép quy hoạch theo Luật Quy hoạch đô thị
Bài viết cung cấp những thông tin hữu ích về Giấy phép quy hoạch theo Luật quy hoạch đô thị và nêu ra trình tự, thủ tục xin cấp phép quy hoạch đối với các dự án xây dựng trong khu đô thị.
Bài viết cung cấp những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu về giấy phép quy hoạch theo Luật Quy hoạch đô thị. Giấy phép quy hoạch rất quan trọng khi bạn đang đầu tư một dự án xây dựng trong khu đô thị.
Khi thực hiện các dự án xây dựng, chủ đầu tư cần phải đảm bảo được các yêu cầu của pháp luật, như điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; điều kiện về giấy phép quy hoạch trong những trường hợp cần thiết;.... Đối với những dự án xây dựng trong khu đô thị, chủ đầu tư còn phải đáp ứng được những điều kiện quản lý quy hoạch đô thị, thực hiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước để được cấp phép dự án.
Trước hết ta cần nắm rõ khái niệm về giấy phép quy hoạch và những trường hợp nào cần xin giấy phép quy hoạch. Cùng tìm hiểu những vấn đề đó trong bài viết dưới đây.
Giấy phép quy hoạch là gì?
Theo khoản 17 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị quy định giấy phép quy hoạch được hiểu là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Theo đó, những trường hợp xây dựng trong đô thị phải xin giấy phép quy hoạch đô thị để làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm:
- Trường hợp cần phải điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc công trình riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị, trừ nhà ở.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết được duyệt, nhưng cần điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị đối với một lô đất.
Trong đó, nội dung giấy phép quy hoạch bao gồm phạm vi, quy mô khu vực lập quy hoạch đô thị, chỉ tiêu sử dụng đất cho phép, các yêu cầu về khai thác sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trên mặt đất, dưới mặt đất, bảo vệ cảnh quan, môi trường đối với khu vực chủ đầu tư được giao đầu tư, thời hạn của giấy phép quy hoạch.
Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép quy hoạch
Bước 1:Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin cấp phép quy hoạch gồm các loại văn bản sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Sơ đồ vị trí địa điểm để nghị cấp giấy phép quy hoạch;
- Dự kiến phạm vi, ranh giới khu đất chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị;
- Dự kiến nội dung đầu tư, quy mô dự án và tổng mức đầu tư;
- Báo cáo về pháp nhân và năng lực tài chính để triển khai dự án.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đủ các nội dung trong hồ sơ nêu trên, chủ đầu tư gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch. Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp phép quy hoạch là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện. Việc xác định cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép phụ thuộc vào quy mô của dự án và ý nghĩa về chính trị, kinh tế – xã hội, văn hóa, lịch sử của thành phố.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, kiểm soát phát triển của đô thị, quy định quản lý theo quy hoạch đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, đề xuất của chủ đầu tư, cơ quan quản lý quy hoạch các cấp có trách nhiệm xem xét hồ sơ, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan và báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch về nội dung giấy phép quy hoạch. Thời gian thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến không quá 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp giấy phép quy hoạch trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định cấp giấy phép quy hoạch của cơ quan quản lý quy hoạch các cấp.
Bước 4: Trả kết quả
Hết thời hạn xử lý hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền trả kết quả cho chủ đầu tư đã xin cấp phép. Nội dung giấy phép quy hoạch bao gồm các nội dung: chủ đầu tư; phạm vi, ranh giới, diện tích đất khu vực quy hoạch đô thị; các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị về tầng cao xây dựng, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng đối với khu đất,…
Cấp giấy phép quy hoạch theo Luật quy hoạch đô thị
Bộ Xây dựng vừa gửi Công văn hướng dẫn UBND Tỉnh, Thành, các Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội và TP.HCM cùng các Sở Xây dựng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cấp giấy phép quy hoạch theo Luật Quy hoạch đô thị. Theo đó:
- Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết thì cơ quan quản lý quy hoạch các cấp phải phải căn cứ vào đồ án quy hoạch chung đô thị, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung, quy chế quản lý quy hoạch để cấp Giấy phép Quy hoạch.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị có quy hoạch phân khu nhưng chưa đủ các căn cứ để lập quy hoạch chi tiết thì cơ quan quản lý quy hoạch các cấp phải căn cứ vào đồ án quy hoạch phân khu, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu, quy chế quản lý quy hoạch.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị thì cơ quan quản lý quy hoạch các cấp phải căn cứ vào đồ án quy hoạch phân khu, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu, quy chế quản lý quy hoạch.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết được duyệt nhưng cần điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị đối với một lô đất là dự án đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện thì cơ quan quản lý quy hoạch các cấp phải căn cứ vào quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; tình hình thực tế về không gian, kiến trúc, cảnh quan và điều kiện hạ tầng kỹ thuật, môi trường của khu vực; quy chuẩn quy hoạch đô thị để xác định phạm vi, ranh giới, quy mô đất đai; các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch; các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan, môi trường; hạ tầng kỹ thuật.
Trên đây là bài viết tổng hợp những điều bạn cần biết về giấy phép quy hoạch xây dựng trong đô thị. YouHomes mong rằng bạn đã có được thông tin bổ ích và cần thiết qua bài viết trên.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Người dân có quyền tra cứu mọi thông tin về đất đai hay không?
Đất có thuộc quy hoạch hay đã có sổ đỏ chưa, ai là chủ sở hữu,…? Đây là điều mà nhiều người quan tâm đến khi có dự định mua đất. Vậy người dân có quyền được biết mọi thông tin đất đai hay không?Tháng "cô hồn" hay cơ hội của nhà đầu tư bất động sản trong tháng 7?
Tháng "cô hồn" vẫn luôn là nỗi ám ảnh của những nhà đầu tư bất động sản. Nhưng ngày nay dân bất động sản có còn lo sợ trước tháng "cô hồn" hay mong chờ đến tháng cơ hội?[Hỏi đáp] Hợp đồng thuê nhà viết tay có hiệu lực pháp lý không?
Hợp đồng thuê nhà viết tay liệu có giá trị về mặt pháp lý hay không? Đây là câu hỏi được rất nhiều chủ nhà và khách thuê quan tâm.Có nên mua đất quy hoạch treo hay không?
Quy hoạch treo là vấn đề mà nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người đang có ý định mua đất để xây dựng. Vậy có nên mua đất quy hoạch treo hay không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới!
BÌNH LUẬN