Hà Nội: Đến bao giờ người dân mới hết khổ vì ô nhiễm?
Thời gian gần đây, vấn đề về ô nhiễm không khí và nguồn nước trở nên nóng hổi hơn bao giờ hết. Nhiều người tự hỏi đến bao giờ họ mới hết khổ vì ô nhiễm?
Ô nhiễm không khí chưa qua, ô nhiễm nước lại tới
Khi người dân Hạ Đình vẫn chưa "hoàn hồn"sau vụ ô nhiễm không khí do rò rỉ thủy ngân sau vụ cháy Nhà máy Rạng Đông thì lại nhận được "hung tin" nguồn nước họ đang sử dụng cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Từ chiều 15/10, chính quyền thành phố đã ra khuyến cáo người dân chỉ dùng nguồn nước sinh hoạt từ sông Đà để tắm giặt, không được dùng để ăn, uống.
Người dân tại Hạ Đình phải vất vả lấy nước sinh hoạt nhiều ngày qua.
Gần như tất cả người dân tại Hạ Đình đều phải tự đi mua nước đóng chai về để sử dụng. Nguồn nước máy của thành phố mặc dù bị ôm nhiễm có mùi hôi, sốc giống như hóa chất nhưng người dân vẫn phải cố gắng sử dụng để tắm, giặt mà không còn cách nào khác.
Ông Đặng Tiến Vân sinh sống tại Hạ Đình chia sẻ: "Thành phố cần đưa nước về tận các khu dân cư để dân có nước sinh hoạt. Tôi già 75 tuổi mà phải đi lấy từng can nước cho gia đình bảy người. Ở khu phố tôi, giờ người già cứ phải thay phiên nhau đi mua nước, xin nước về để uống"
Cách nhà ông Vân không xa là gia đình chị Hương cũng phải cắt cử người đi xin nước. "Hơn một tháng trước, chồng tôi tham gia chữa cháy kho Rạng Đông phải đi cấp cứu ở bệnh viện. Đến nay anh mới đi làm lại được một thời gian thì tôi lại phải nghỉ để lo đi xin nước cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Vài ngày trước biết nước có mùi hôi do bị ô nhiễm nhưng không còn cách nào khác đành phải sử dụng" - chị Hương nói.
Không chỉ tại Hạ Đình, rất nhiều người dân tại khu vực khác cũng phải xếp hàng dài chờ lấy nước sạch về sử dụng:
Người dân tại HH Linh Đàm tập trung lấy nước sinh hoạt về sử dụng.
Người dân xếp hàng dài chờ lấy nước sinh hoạt tại Mulberry Lane.
Người dân tại chung cư Gemek 1 thuộc xã An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) xếp hàng chờ lấy nước trong đêm.
Nguồn nước sinh hoạt đang bị nhiễm Xylene nghiêm trọng
Nguồn nhân nguồn nước bị ô nhiễm là do xe trọng tải khoảng 2,5 tấn đổ trộm dầu thải ra một khe núi thuộc xã Phúc Tiến (huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình). Thời điểm đó, Hòa Bình có mưa to nên dầu từ khe núi chảy xuống sông thuộc địa bàn xã Phú Minh và cách kênh dẫn nước vào Nhà máy nước sạch sông Đà khoảng 800m và lan vào kênh dẫn nước này.
Sáng 15/10, tại cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trả lời về vấn đề nước sạch sông Đà "có mùi lạ".
Theo ông Chung, ngày 10/10, thành phố nhận thông tin qua người dân và báo chí về việc nước sạch tại Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai có mùi bất thường. Thành phố đã thành lập đoàn kiểm tra toàn bộ nguồn cung, xả nước của nhà máy nước sông Đà thuộc Công ty cổ phần kinh doanh nước sạch sông Đà - VIWASUPCO (Công ty).
Kết quả xét nghiệm xác định mùi lạ trong nước liên quan đến chất xylene, chất này có tỷ lệ cao hơn 1,3 - 3,6 lần so với mức bình thường.
Dòng suối đầu nguồn nhà máy nước sông Đà đang ô nhiễm nghiêm trọng.
"Công ty phát hiện việc đổ trộm dầu thải từ ngày 8/10 nhưng không báo cáo ai, không có hành động gì ngăn chặn, cứ để dầu trôi vào nhà máy, dẫn đến vào nguồn nước", ông Chung nói. Hà Nội sẽ có công văn gửi tỉnh Hòa Bình đề nghị Công an tỉnh này làm rõ trách nhiệm của Công ty.
Xylene là một trong những thành phần chính của xăng, dầu, phản ứng với các chất oxy hóa mạnh. Xylene gây dị ứng với da và mắt. Với hàm lượng cao và tiếp xúc lâu, chất này có thể hấp thu vào cơ thể người gây hại gan, thận, thần kinh. Do chất này hòa tan trong nước, xylene được xem là một hợp chất nguy hiểm gây ô nhiễm nguồn nước. "Việc xử lý nguồn nước ô nhiễm dầu nhớt thải để thành nước sinh hoạt rất tốn kém. Công nghệ xử lý nước mặt của Việt Nam hầu như không có quy trình xử lý nước ô nhiễm các chất trong dầu thải", ông PGS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm cho biết.
Công ty cổ phần kinh doanh nước sạch sông Đà đang cung cấp khoảng 300.000 m3 nước/ngày đêm cho toàn bộ khu vực Tây Nam Hà Nội gồm các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông và một số quận nội thành cùng một số khu vực khác thuộc hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc- Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông. |
Xe tải chở nước sạch đến cho người dân nhiễm bẩn
Khoảng 14h ngày 16/10, Ban quản lý tòa HH Linh Đàm thuê 2 xe bồn, mỗi xe chở 12 m3 nước sạch đến sân chung cư và thông báo người dân xuống lấy. Đứng xếp hàng gần 30 phút, bà Lương Thị Phòng, 65 tuổi (phòng 2138, nhà HH1A) lấy được hai xô nước nhỏ. "Nước vừa xả ra đã có màu vàng đục, tôi cúi xuống ngửi thấy mùi tanh nên đổ luôn ra sân", bà Phòng nói.
Cũng như bà Phòng, nhiều người dân vừa hứng nước đã phải đổ đi vì cho rằng số nước nước này không đảm bảo vệ sinh.
Bên trong bồn chứa xe chở nước sạch cho người dân Chung cư HH Linh Đàm chiều 16/10. Ảnh: Đỗ Hải
"Khi chúng tôi mở nắp thùng xe bồn kiểm tra thì thấy bên trong đầy rỉ sét, cặn. Rõ ràng đây không phải xe chuyên dụng chở nước sạch. Nguồn nước sinh hoạt bốc mùi lạ, bất đắc dĩ phải đi xách thế này mà vẫn không đảm bảo", anh Phạm Thanh Hòa (nhà 2226, nhà HH1A, thành viên Ban đại diện cư dân chung cư HH Linh Đàm) nói.
Có thể bạn quan tâm:
"Chúng tôi kiểm tra bồn chứa nước sạch thì thấy bên trong có nhiều cặn đen, váng dầu. Như vậy, nước có mùi tanh và đục là do xe bồn, còn nguồn nước của nhà máy đạt tiêu chuẩn", ông ông Trần Ngọc Hưng - Giám đốc nhà máy nước sạch Pháp Vân nói và cho hay đơn vị đã lập biên bản và yêu cầu lái xe phải thau rửa bồn chở nước, đến khi nào bồn đảm bảo vệ sinh mới được phép lấy nước từ nhà máy để cấp cho người dân.
Theo đại diện nhà máy, đến 17h10, xe bồn đã thau rửa sạch sẽ và tiếp tục cấp nước đến chung cư HH Linh Đàm.
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Chất lượng thang máy chung cư liệu có đảm bảo?
Gần đây, các sự cố đối với thang máy chung cư xảy ra với tần suất khá dày gây hoang mang dư luận. Hiện trạng này đặt một dấu chấm hỏi lớn đối với an toàn thang máy chung cư hiện nay.Nguồn nước mà chung cư bạn đang dùng có thực sự sạch?
Vừa qua trên địa bàn quận 12 (TP.HCM) đã xảy ra vụ việc ban quản lý chung cư The Parkland tự ý bơm nước giếng khoan vào bể chứa nước của chung cư để cư dân sử dụng sinh hoạt, ăn uống.TP.HCM: Ô nhiễm không khí là do đâu?
Những ngày gần đây chất lượng không khí ở TP.HCM liên tục giảm sút với các chỉ số quan trắc đáng lo ngại. Vậy nguyên nhân là do đâu?Người dân phải sống trong các chung cư cũ nát đến bao giờ?
Ở cái thời mà công nghệ hiện đại và nền kinh tế đang phát triển từng giờ từng phút như bây giờ, vẫn có nhiều người dân phải chịu cảnh sống trong những khu chung cư xuống cấp, cũ nát, kém an toàn.
BÌNH LUẬN