Nguồn nước mà chung cư bạn đang dùng có thực sự sạch?
Vừa qua trên địa bàn quận 12 (TP.HCM) đã xảy ra vụ việc ban quản lý chung cư The Parkland tự ý bơm nước giếng khoan vào bể chứa nước của chung cư để cư dân sử dụng sinh hoạt, ăn uống.
Vừa qua trên địa bàn quận 12 (TP.HCM) đã xảy ra vụ việc ban quản lý chung cư The Parkland tự ý bơm nước giếng khoan vào bể chứa nước của chung cư để cư dân sử dụng sinh hoạt, ăn uống.
Khi sự việc bị phát hiện, nhiều người dân đang sinh sống tại các chung cư khác cũng tỏ ra lo lắng vì không biết chắc nước mình đang dùng có bị pha trộn hay không bởi nguồn nước là do ban quản lý quản lý và cung cấp. Vậy phải làm thế nào để phân biệt đâu là nước máy, đâu là nước giếng?
Theo một số chuyên gia, khi có nghi vấn, người dân có thể xác định chất lượng nước bằng cách kiểm tra độ pH hoặc đo lượng clo có trong nước. Cụ thể, ông Trương Khắc Hoành, Giám đốc Công ty CP Đầu tư nước Tân Hiệp, cho biết muốn kiểm tra nước đang dùng là nước máy hay nước giếng về mặt kỹ thuật là hoàn toàn có thể. Kết quả chính xác nhất là nhờ đến các cơ quan chuyên ngành có thiết bị, máy móc lấy mẫu nước về kiểm tra.
Trường hợp muốn kiểm tra tại chỗ thì chúng ta có thể dùng thiết bị đo hàm lượng clo dư trong nước. Đa số nước ngầm không có clo dư, còn với nước cấp từ thủy cục thì khi bể chứa không quá lớn lúc nào cũng sẽ còn lượng clo dư.
Việc phát hiện chung cư đang phải dùng nước giếng khoan khiến cư dân The Parkland rất bất bình.
Đối với độ pH thì độ pH của nước tinh khiết là 7, tuy nhiên đây chỉ là loại nước nước sạch đã được xử lý bằng các phương pháp lọc. Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng an toàn cho con người sinh hoạt là 6,0-8,5 và của nước ăn uống là 6,5-8,5. Khi kiểm tra chỉ số này trong nguồn nước đang dùng, người dân dùng dụng cụ đo độ pH để thử nước hoặc giấy quỳ. Nếu độ pH dưới 6,5 là nước không đạt yêu cầu, không an toàn để sử dụng. Đa số nước thủy cục độ pH sẽ trên 6,5. Trường hợp nếu nước bị pha trộn nửa nước máy và nửa nước giếng thì độ pH dưới 6,5.
Ngoài ra còn một phương pháp nữa mà PGS-TS Nguyễn Hồng Quân, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu, Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM), chỉ ra cho cư dân. Đó là do nguồn nước tại chung cư sẽ đi theo đường ống thủy cục vào bể chứa chung tại chung cư rồi chia về các căn hộ. Để đối chiếu số nước sử dụng thì cư dân cần yêu cầu ban quản lý công khai tổng số nước chung cư tiêu thụ trong tháng đó và hóa đơn tiền nước của chi nhánh nước cho chung cư. Nếu hai con số này khớp nhau hoặc sai số không đáng kể thì chung cư dùng nước máy, nếu hai số chênh lệch lớn thì khả năng là nước đã bị pha trộn với nguồn nước không an toàn khác.
Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Hồng Quân cho rằng nếu muốn biết chính xác và có căn cứ để làm việc với cơ quan có thẩm quyền thì người dân nên lấy mẫu nước đến các trung tâm để kiểm tra, phân tích các chỉ số an toàn. Từ đó người dùng sẽ biết chính xác nguồn nước tại chung cư mình là nước máy hay nước giếng.
Có thể bạn quan tâm:
UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quy định mới về diện tích đất tối thiểu được tách thửa
Giá nhà tăng quá nhanh, khả năng sở hữu căn hộ chung cư ngày càng khó
Đà Nẵng: Nên dự án dứt bỏ ý tưởng đầu tư dự án cảng Liên Chiểu
Có lẽ bạn nên đọc thêm
Chất lượng thang máy chung cư liệu có đảm bảo?
Gần đây, các sự cố đối với thang máy chung cư xảy ra với tần suất khá dày gây hoang mang dư luận. Hiện trạng này đặt một dấu chấm hỏi lớn đối với an toàn thang máy chung cư hiện nay.Hà Nội: Đến bao giờ người dân mới hết khổ vì ô nhiễm?
Thời gian gần đây, vấn đề về ô nhiễm không khí và nguồn nước trở nên nóng hổi hơn bao giờ hết. Nhiều người tự hỏi đến bao giờ họ mới hết khổ vì ô nhiễm?TP.HCM: Ô nhiễm không khí là do đâu?
Những ngày gần đây chất lượng không khí ở TP.HCM liên tục giảm sút với các chỉ số quan trắc đáng lo ngại. Vậy nguyên nhân là do đâu?Người dân phải sống trong các chung cư cũ nát đến bao giờ?
Ở cái thời mà công nghệ hiện đại và nền kinh tế đang phát triển từng giờ từng phút như bây giờ, vẫn có nhiều người dân phải chịu cảnh sống trong những khu chung cư xuống cấp, cũ nát, kém an toàn.
BÌNH LUẬN