Banner gói dịch vụ cam kết bán nhà trong 3 tháng

Xếp hạng khu dân cư

(Căn cứ theo 13,548 lượt bình chọn)

Thông tin khu dân cư

Chọn dự án, toà để xem

Danh bạ khẩn cấp

Danh bạ
  • Công an phường

    Công an phường

  • Trạm y tế phường

    Trạm y tế phường

  • Lễ tân toà nhà

    Lễ tân toà nhà

Banner tặng điểm youpoint

Bình chọn

Bình chọn khu dân cư

Chọn dự án để xemBình chọn dự án
  • An toàn an ninh
  • Dịch vụ tiện ích
  • Môi trường không khí
  • Đẳng cấp sang trọng
  • Chỉ số hạnh phúc

Người được ủy quyền có quyền tự ý bán đất hay không?

Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền được sử dụng nhiều với các chủ thể khác nhau trong hoạt động mua bán nhà đất. Vì vậy cần tìm hiểu kĩ về các yếu tố liên quan đến ủy quyền.

Người được ủy quyền có quyền tự ý bán đất hay không?

button-tim-mua.svg

Trong các giao dịch mua, bán nhà ở, đất ở, việc ủy quyền xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất, quy định của pháp luật về giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền. Dù là người bán hay người mua cũng đều lo ngại về mức độ rủi ro khi thực hiện mua bán nhà đất với người đươc ủy quyền.

Ủy quyền là gì? Các hình thức, chủ thể trong ủy quyền?

Để hiểu rõ về hoạt động ủy quyền, hãy cùng YouHomes tìm hiểu về khái niệm, các hình thức, chủ thể cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến ủy quyền.

Thế nào là ủy quyền?

Đầu tiên, phải khẳng định uỷ quyền không phải là một dạng giao việc. Uỷ quyền được hiểu là cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân/tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép/uỷ quyền đó.

Ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại.

Hình thức ủy quyền và căn cứ pháp lý

Trên thực tế việc đại diện theo ủy quyền diễn ra rất phổ biến, các bên có thể thỏa thuận tiến hành giao dịch bằng nhiều hình thức, kể cả bằng miệng tuy nhiên đối với các trường hợp quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo hình thức đó mới có giá trị.

Các bên có thể thỏa thuận tiến hành giao dịch bằng nhiều hình thức, kể cả bằng miệng tuy nhiên đối với các trường hợp quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo hình thức đó mới có giá trị.

Căn cứ pháp lý để nhận biết quan hệ ủy quyền là hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền:

- Hợp đồng ủy quyền: đặc điểm nổi bật nhất là khi giao kết hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải có mặt hai bên cùng kí kết.
- Với giấy ủy quyền, yêu cầu này là không bắt buộc.

Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền là do pháp luật quy định, tuy nhiên tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên trong việc lựa chọn hình thức công chứng, chứng thực cho hợp đồng ủy quyền của mình.

Các chủ thể trong quan hệ pháp luật đại diện theo ủy quyền

Khoản 1 Điều 138 Bộ luật dân dự 2015

"1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự."

Các chủ thể trong quan hệ pháp luật đại diện theo ủy quyền.

Người đại diện theo ủy quyền có các loại:

- Đại diện theo ủy quyền của cá nhân

Ông A muốn có một mảnh đất ở Hà Nội và đang có nhu cầu bán đất. Tuy nhiên hiện tại ông đang sinh sống ở Nghệ An. Ông A đã nhờ một người bạn là B tiến hành các hoạt động mua bán mảnh đất thay cho mình thông qua một hợp đồng ủy quyền giữa ông với ông B. Trong trường hợp này người đại diện theo ủy quyền là cá nhân.

- Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân

Là người đại diện theo pháp luật của một pháp nhân ủy quyền cho người khác tiến hành giao dịch dân sự.

- Đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác

Có một điểm lưu ý là người đại diện theo ủy quyền chỉ có thể là người trong chính hộ gia đình hoặc tổ hợp tác đó.

Người được ủy quyền phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 143 BLDS.

Mẫu giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền mua bán đất, nhà ở mới nhất hiện nay

Để thực hiện hoạt động ủy quyền, bắt buộc chúng ta phải sử dụng giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Mẫu hợp đồng ủy quyền cho cá nhân

Để thực hiện ủy quyền, trong trường hợp các yêu cầu không quá phức tạp thường sẽ sử dụng giấy ủy quyền.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————————–

GIẤY ỦY QUYỀN

(Dành cho cá nhân)

– Căn cứ Bộ Luật Dân sự 2015

– Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.

……., ngày…… tháng…… năm 20…… ; chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN:

Họ tên:…

Địa chỉ:….

Số CMND (thẻ căn cước): ….Cấp ngày: ……Nơi cấp:…..

Quốc tịch:……

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:

Họ tên:….

Địa chỉ:….

Số CMND (thẻ căn cước): …..Cấp ngày: …….Nơi cấp:…..

Quốc tịch:….

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:

…..

CAM KẾT

– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.

BÊN ỦY QUYỀNBÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

Mẫu hợp đồng ủy quyền mua bán đất phổ biến hiện nay

Để thực hiện việc ủy quyền, bạn có thể sử dụng giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, phổ biến và chi tiết hơn vẫn là hợp đồng ủy quyền.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN

Hôm nay, ngày tháng năm , tại ………, chúng tôi gồm có:

BÊN UỶ QUYỀN (BÊN A):

Ông ……., sinh năm: ….

CMND số: …….do Công an ….. cấp ngày …

Vợ là bà …..,sinh năm: ………..

CMND số:….. do Công an ………….. cấp ngày …

Cả hai ông bà cùng có hộ khẩu thường trú tại: …

BÊN ĐƯỢC UỶ QUYỀN (BÊN B):

Ông/Bà …….., sinh năm: ………..

CMND số: …………. do Công an ……………… cấp ngày ……..

Hộ khẩu thường trú tại: ……..

Hai bên cùng nhau lập và ký bản Hợp đồng này nội dung cụ thể như sau:

ĐIỀU 1: CĂN CỨ UỶ QUYỀN

…...........................................................................................................................

Nay Bên A uỷ quyền cho Bên B thay mặt Bên A thực hiện các công việc ghi tại Điều 2 dưới đây

ĐIỀU 2: NỘI DUNG UỶ QUYỀN

1.................................................................................................

2..................................................................................................

3...................................................................................................

4.....................................................................................................

ĐIỀU 3: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

…...........................................................................................

…...........................................................................................

2. Bên A có các quyền sau đây:

…...........................................................................................

...............................................................................................

ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

…...........................................................................................

…...........................................................................................

2. Bên B có các quyền sau đây:

…...........................................................................................

...............................................................................................

ĐIỀU 5: CAM ĐOAN

- Trong mọi trường hợp Bên được uỷ quyền phải có trách nhiệm thực hiện đúng những điều quy định tại Hợp đồng này và tuân theo các quy định của pháp luật khi thực hiện việc uỷ quyền nói trong bản Hợp đồng này;

- Bên được uỷ quyền đồng ý nhận thực hiện và chỉ nhân danh Bên uỷ quyền để thực hiện các việc được uỷ quyền nói trên;

- Bên uỷ quyền cam đoan việc uỷ quyền nói trên không nhằm trốn tránh một nghĩa vụ tài sản nào và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc do Bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi nội dung được uỷ quyền;

- Bên uỷ quyền cam đoan ngoài bản Hợp đồng uỷ quyền này Bên uỷ quyền chưa ký bất kỳ một văn bản uỷ quyền nào khác với bất kỳ một người nào khác.

ĐIỀU 6: THỜI HẠN UỶ QUYỀN

Thời hạn uỷ quyền là …. (………) năm kể từ ngày ký Hợp đồng này hoặc chấm dứt trước thời hạn theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 7: CHẾ ĐỘ THÙ LAO

......................................................................................................................................

ĐIỀU 8: CAM KẾT CHUNG

Hai bên cam kết thực hiện đúng những điều đã ghi trong bản hợp đồng này và những điều khoản đã được ghi trong mục 13, chương XVI, phần thứ ba Bộ luật dân sự 2015.

Hai bên đã tự đọc lại nguyên văn bản Hợp đồng này, hiểu rõ nội dung và ký tên/điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng.

Hợp đồng ủy quyền này được lập thành…… bản và có hiệu lực kể từ ngày ký.

BÊN ỦY QUYỀN (BÊN A)BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (BÊN B)
(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)

Người được ủy quyền có quyền tự ý bán đất hay không?

Theo Khoản 2 Điều 144 BLDS 2005

- Thẩm quyền của người đại diện bị giới hạn bởi nội dung ghi trong hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền.

- Thẩm quyền đại diện tùy thuộc vào từng loại ủy quyền: ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền chung. Ủy quyền một lần chỉ cho phép người đại diện thực hiện một lần duy nhất và sau đó việc ủy quyền chấm dứt luôn.

Nếu được sự đồng ý của người được đại diện thì người đại diện có thể ủy quyền cho người khác

Giả sử trong hợp đồng ủy quyền: người có đất, có nhà bán là ông A, người được ủy quyền là ông B. Vậy ông B có quyền tự ý bán đất cho bất kì ai hay không?

Nếu trong hợp đồng ủy quyền giao cho ông B là bên được ủy quyền được quyền ký bán cho đích danh người mua, thì người được ủy quyển chỉ được chuyển nhượng cho người mà hợp đồng ủy quyền đã chỉ định đích danh, ông B không có quyền chuyển nhượng cho người khác.

Bài viết có liên quan: Mẫu giấy biên nhận tiền mua bán đất mới nhất hiện nay 2020

Nếu hợp đồng ủy quyền không xác định người mua đích danh, thì ông B có quyền bán cho bất cứ ai.

Về việc thỏa thuận giá bán và phương thức thanh toán, nếu hợp đồng ủy quyền không giao cho ông B được quyền quyết định giá bán, thì ông/bà phải thỏa thuận với bên đã ủy quyền là người sử dụng và sở hữu bất động sản về giá bán.

Đối với phương thức thanh toán, nếu hợp đồng ủy quyền không giao cho ông B nhận tiền, thì ông/bà nên thanh toán trực tiếp bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản cho bên đã ủy quyền.

Như vậy, người được ủy quyền có được tự ý bán đất, nhà ở hay không phụ thuộc vào nội dung của giấy ủy quyền/ hợp đồng ủy quyền cũng như quyền và nghĩa vụ mỗi bên được quy định trong đó. YouHomes hi vọng bài viết này đã giải đáp thắc mắc cho và cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Thanh Hằng

button-tim-mua.svg

  • Đánh giá:
  • (7 đánh giá)
Bài viết có hữu ích không?

Có lẽ bạn nên đọc thêm

BÌNH LUẬN

YouHomes.Vn - Website mua bán, cho thuê bất động sản uy tín tại Việt nam